1. Hiểu rõ về các rủi ro

- Mỗi nơi làm việc đều khác nhau, do vậy nhà quản lý và người phụ trách an toàn cần dành thời gian phân tích các rủi ro có thể xảy đến với người lao động. Ba nguy cơ mà tất cả người sử dụng lao động cần cẩn trọng gồm: các mức nhiệt độ cực đại, vật thể sắc nhọn như mảnh kính vỡ và tiếp xúc với hóa chất nguy hại có thể thẩm thấu qua da.

- Người sử dụng lao động cần tiến hành đánh giá toàn diện công tác an toàn tại nơi làm việc trước khi đầu tư găng tay an toàn cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động không biết cách nhận diện rủi ro, thì cần tham vấn chuyên gia an toàn để có thêm thông tin.

2. Lựa chọn vật liệu phù hợp

Găng tay an toàn được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, phục vụ các nhu cầu đa dạng.

- Găng tay dùng một lần, ví dụ như những loại được làm từ cao su latex hoặc cao su nitrile có giá thành phù hợp và bảo vệ chống lại tiếp xúc tình cờ cũng như sự lây lan của bệnh truyền nhiễm; tuy nhiên, những loại găng tay này chỉ bảo vệ được tối thiểu chống lại các hóa chất công nghiệp, các vết cắt và ăn mòn.

- Găng tay làm từ cao su Viton, polyvinyl alcohol và polyvinyl chloride bảo vệ toàn diện đối với các loại khí công nghiệp và nguy cơ. Tuy vậy, găng tay này không được thiết kế để bảo vệ chống lại tất cả các dạng nguy cơ và chỉ nên sử dụng trong các tình huống nhất định.

- Găng tay kháng lạnh (Cryogenic-resistant gloves) được coi là đạt tiêu chuẩn vàng khi có thể phòng ngừa tê cóng cũng như cách điện cho người lao động khỏi các điều kiện nhiệt độ cực đại, nhưng loại găng tay này không thể bảo vệ người lao động trước các hóa chất công nghiệp.

- Găng tay chống cắt sợi Kevlar là lựa chọn tốt để bảo vệ tay khỏi vết cắt khi làm việc với những vật thể hoặc dụng cụ sắc nhọn với khả năng bảo vệ tối thiểu khỏi các hóa chất nguy hại.

3. Lựa chọn đúng kích cỡ

- Khi bảo vệ người lao động khỏi các vật sắc nhọn và hóa chất chông nghiệp, tốt nhất là sử dụng những loại găng tay vừa vặn với hình dáng và kích thước bàn tay người lao động. Nhà quản lý cần dự trữ một loạt các kích thước găng tay khác nhau và trang bị ngay trên công trường, nơi làm việc để đảm bảo người lao động có thể tìm thấy loại găng tay phù hợp trước khi bắt đầu ca làm việc của mình.

- Một vài loại găng tay có thể không giữ được hình dạng qua thời gian sử dụng. Mọi người lao động cần có đủ thời gian để bảo đảm găng tay được trang bị vừa vặn với bàn tay họ. Ngoài găng tay, họ có thể trang bị thêm phương tiện bảo vệ cá nhân để hạn chế vùng da tiếp xúc. Găng tay và ống tay áo của người lao động nên phù hợp để bảo vệ sự an toàn từ đó giảm bớt cơ hội phơi nhiễm của người lao động.

4. Kiểm tra trước mỗi ca làm việc

- Người lao động và nhà quản lý cần xây dựng thói quen kiểm tra găng tay an toàn trước khi bắt đầu ca làm việc. Một cuộc kiểm tra nhanh bằng mắt sẽ giúp các thành viên trong nhóm nhận biết được các vấn đề tiềm ẩn. Mọi người luôn cảnh giác tìm những vết cắt, rách và các lỗ hở trên găng tay có khả năng gây rủi ro cho người lao động. Đổi màu hoặc có độ giòn cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo. Điều này có thể là vật liệu bên ngoài đã mất khả năng bảo vệ người đeo khỏi các hóa chất và khí nguy hiểm.

5. Bảo quản và bảo dưỡng phù hợp

- Tất cả găng tay cần được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường là cất giữ ở nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng. Người lao động nên để găng tay ở vị trí được lựa chọn ở cuối mỗi ca làm việc. Điều này giúp bảo vệ găng tay khi phải sử dụng hàng ngày và tránh bị rách nhằm đảm bảo tuổi thọ sử dụng.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com