1. Uống nhiều nước

Trời nóng làm cơ thể mất nước nhiều hơn nên tất nhiên là bạn phải tăng cường nạp thêm nước để bù vào lượng nước đã mất.

Theo tính toán thì mỗi ngày, một người nặng khoảng 58 kg cần uống ít nhất 8 ly nước cỡ trung bình. Khi trời quá nóng, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng lưu ý không nên uống thêm quá nhiều vì có thể phản tác dụng, khiến bạn gặp các vấn đề khác.

Nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp ngán không muốn uống nhiều nước, bạn có thể thay thế bằng nước giải khát không có carbonat, ví dụ như nước trái cây.

 2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.

Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiên, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiết.

 3. Tránh xa ánh nắng

Nên tìm các bóng cây để trú nắng. Nếu bạn bắt buộc phải ra nắng thì cần đảm bảo chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng, đội nón, áo khoác...

Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.

4. Lưu ý về việc tập luyện

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, bạn có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng.

Nếu bạn thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt.

 5. Mặc trang phục mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt.

Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kiếng mát để bảo vệ mắt.

 6. Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.

Bạn cũng có thể để cửa sổ mở nguyên đêm nhưng tất nhiên là phải cẩn trọng an ninh. Bật quạt hoặc máy điều hòa không khí nếu có và lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.

7. Tránh “bẫy nhiệt”

Tránh những nơi có ít bóng mát và thông gió kém, chẳng hạn như garage để xe ô tô. Nếu được, bạn cố gắng ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ.

Nếu bắt buộc phải di chuyển trong môi trường nóng và ngột ngạt, bạn nhớ mang theo nước uống. Còn trường hợp phải di chuyển xa, cần nghỉ ngơi nhiều lần để hít thở khí trời, góp phần tỏa nhiệt cho cơ thể.

 8. Chăm sóc đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương

Trẻ em dưới 4 tuồi, người lớn trên 65 tuổi, người thừa cân hoặc các bệnh nhân là đối tượng thích nghi chậm khi nhiệt độ thay đổi. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do hệ thống tỏa mồ hôi của cơ thể các bé chưa phát triển.

Các trò chơi vận động cũng như thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, nên phải tắm rửa thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể. Nên tắm nước mát vừa phải, không tắm ngay khi vừa đi nắng về và khi đang đổ mồ hôi, dễ khiến trẻ bị ốm

Mùa hè nắng nóng cung là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, dễ gây mất nước, nhiễm trùng và sốt cho trẻ. Do vậy, lưu ý trẻ luôn uống nước thường xuyên, bổ sung nước trái cây tươi tăng cường vitamin. Nhớ cắt móng tay của trẻ thật ngắn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn uống để tránh nguy cơ bị tiêu chảy, hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh, nước đá.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com