Đánh giá hiệu quả thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, theo thống kê thì trên cả nước có khoảng 890.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Trong sô này có tới 600.000 doanh nghiệp hoạt động ở qui mô vừa và nhỏ, góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, mang lại những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Do chiếm hơn 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế nên số lượng lao động làm việc trong khu vực này rất đông đảo. Bởi vậy cần thiết có sự đánh giá, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình và hiệu quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động nhằm tạo nên môi trường lao động đạt chuẩn để người lao động yên tâm sản xuất.
Báo cáo Tổng cục thuế cho thấy, “các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa đóng góp 40% GDP; 30% thu nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút 51% lao động”. Trong đó, loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thi công xây dựng, vận tải kho bãi, khai thác khoáng sản, chế biến, chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị có số lượng lao động cao hơn các ngành nghề khác. Với đặc thù ngành nghề và dây truyền công nghệ nên đây cúng là các ngành nghề có nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Cac nguy cơ này không chỉ gây ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe người lao động mà còn tiềm ẩn khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn lao động gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí khiến người lao động bị tử vong.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên mà vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động tại các doanh nghiệp này cần được quan tâm chặt chẽ hơn. Thông qua nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành các qui định của pháp luật về đảm bảo môi trường lao động an toàn tại nơi sản xuất của người sử dụng lao động hay thường xuyên kiểm tra định kì việc thực hiện công tác này tại doanh nghiệp,… chắc chắn trong thời gian tới số lượng vụ việc tai nạn lao động sẽ giảm đi rõ rệt.
Cùng với nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động thì bản thân người lao động cũng phải có sự chủ động phòng ngừa các nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. Biện pháp được coi là hiệu quả lâu dài và tích cực nhất chính là tham gia các khóa huấn luyện an toàn lao động. Thông qua đó, người lao động được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết cũng như các biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp trong tính huống xảy ra tai nạn lao động.