Khi quyết định cách thức giảm thiểu hiện tượng mất thính lực ở lực lượng lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện quy trình ba bước nhằm xác định tốt nhất cách thức giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn và triển khai quy ước an toàn. Quy trình được thể hiện trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, dụng cụ bảo vệ thính giác hoặc kết hợp các biện pháp.

Bước 1: Nhận biết có thể tồn tại vấn đề về tiếng ồn

Bước đầu tiên là nhận biết nếu có xuất hiện vấn đề. Vấn đề có thể chỉ đơn giản là không có khả năng giao tiếp chính xác với người lao động khác đứng gần mình. Điều này có thể rất phức tạp. Ví dụ: nơi làm việc có nhiều máy móc góp phần tạo nên tiếng ồn quá mức, có thể có các tín hiệu âm thanh kết hợp với việc xác định máy móc có đang vận hành chính xác.

Bước 2: Đánh giá mức độ của vấn đề

Để đánh giá được mức độ của vấn đề, người sử dụng lao động cần tiến hành đo tiếng ồn tại nơi làm việc một cách rõ ràng và đơn giản. Có thể tiến hành bằng cách sử dụng các thiết bị đo âm thanh khác nhau như: máy đo mức âm thanh, liều lượng kế và máy phân tích giải octa. Cần lưu ý, để xác định định được chính xác các phương pháp tính toán tiếng ồn, thì các phương pháp này cần được tiến hành bởi chuyên gia có chuyên môn như: nhân viên vệ sinh công nghiệp đã được cấp chứng nhận, chuyên gia an toàn đã được cấp chứng nhận hoặc chuyên gia an toàn và sức khỏe được cấp chứng nhận khác.

Khi các mức tiếng ồn vượt quá 85 dBA như trọng số thời gian trung bình (TWA) 8 giờ, Cơ quan quản lý sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) sẽ yêu cầu người sử dụng lao động xây dựng chương trình bảo vệ thính giác. Đối với ngành công nghiệp nói chung, Tiêu chuẩn liên bang của OSHA về tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp là tiêu chuẩn 29 CFR 1910.95. Tiêu chuẩn này đặt ra giới hạn phơi nhiễm cho phép (PEL) ở mức 90dBA như trọng số thời gian trung bình (TWA) 8 giờ với mức độ hành động ở 85dBA.

Bước 3: Kiểm soát vấn đề

Kiểm soát vấn đề có thể được hoàn thiện thông qua việc sử dụng các biện pháp kiểm soát hành chính, kiểm soát kỹ thuật, dụng cụ bảo vệ thính giác hoặc một số loại hình kết hợp khác. Thực hành được chấp thuận thông thường cho thấy các biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật không phát huy tác dụng trước khi sử dụng phương tiện bảo vệ thính giác. Tuy nhiên, nếu cả biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật đều không thể giảm được mức ồn dưới giới hạn cho phép, thì cần trang bị phương tiện bảo vệ thính giác và người lao động nên được tập huấn cách sử dụng đúng và chính xác các phương tiện bảo vệ này. Trong nhiều trường hợp thì sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chính là biện pháp kiểm soát tiếng ồn khả thi.

Việc sử dụng các phương tiện bảo vệ thính giác có thể bảo vệ được thính giác của người lao động khi tiếng ồn không thể loại bỏ khỏi nơi làm việc. Cần lưu ý lựa chọn phương tiện bảo vệ thính giác phù hợp.

Nhiều loại phương tiện bảo vệ thính giác sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người lao động về cả phương diện tuân thủ và sự chấp thuận của người sử dụng. Ví dụ, nút tai được chia làm nhiều loại giảm ồn (NRR’s) dành cho các tình huống khác nhau và có nhiều màu sắc và kiểu dáng để chọn lựa. Lựa chọn một dụng cụ phù hợp, không bảo vệ quá mức người dùng, để họ có thể nghe thấy các cảnh báo và những người cùng làm việc khác. Tập huấn phù hợp và cho phép người dùng làm quen với dụng cụ cũng được xem là một giải pháp.

Ngoài ra, băng và bịt tai có thể hữu ích trong một số tình huống yêu cầu người lao động định kỳ rời khỏi môi trường tiếng ồn, do đó người lao động sẽ tháo dụng cụ một vài lần trong ngày. Nếu người lao động phải đeo dụng cụ bảo vệ thính giác trong khoảng thời gian kéo dài, thì nút tai thường được lựa chọn bởi tạo cảm giác dễ chịu và ít phải bảo dưỡng.

Người sử dụng lao động cũng nên xem xét cách thức dụng cụ bảo vệ thính giác tương tác với các phương tiện bảo vệ cá nhân khác như mũ bảo hộ, dụng cụ bảo vệ mắt và mũ hàn chùm đầu.

.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com