1. Kiểm soát cảm xúc và tiếp tục.

- Ai cũng sẽ cảm thấy tồi tệ với lỗi mà mình gây ra. Nhưng có vượt qua được cảm xúc tiêu cực được hay không nằm ở việc bạn có chấp nhận những cảm xúc này hay không.

- Bất kỳ ai cũng có thể phạm phải sai lầm ngay cả khi họ là người giỏi nhất nên việc bạn mắc lỗi cũng là một sự thật hoàn toàn có thể xảy ra.

- Bạn cần phải chấp nhận việc này để lấy lại sự bình tĩnh nhanh chóng thì mới có thể khắc phục lỗi tốt.

 2. Đánh giá thiệt hại.

- Cho dù đó là một sai lầm tương đối nhỏ hay đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, bạn cần phải thừa nhận thực tế của tình huống. Cách này cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, nên hãy tiếp tục giữ bình tĩnh và chấp nhận bất cứ thiệt hại nào có thể xảy đến.

- Bạn cần xem xét ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm của bản thân, của team và hoạt động của cả công ty. Khi bạn biết điều gì đã xảy ra và điều gì có thể xảy ra, từ đó mới có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo!

3. Xin lỗi và chịu trách nhiệm.

- Không cần thiết phải xin lỗi rối rít nhưng thành thật về trách nhiệm của bạn trong lỗi sai và chịu trách nhiệm là được. Điều này quan trọng vì nó cho thấy bạn có thể là người bản lĩnh và chuyên nghiệp, nhưng còn một lý do khác quan trọng hơn.

- Đó là khi bạn nhận trách nhiệm về điều gì đó, bạn đang cho phép mình sửa chữa nó. Nếu bạn sợ hãi và quy trách nhiệm về một bên khác, thì chính bạn đang tước đi quyền thay đổi và kiểm soát vấn đề. Điều này có thể áp dụng cho cả cuộc sống và đó là bài học quan trọng cho tuổi trưởng thành, sự chuyên nghiệp và bản lĩnh.

- Ngay cả khi điều gì đó không phải lỗi của bạn, bạn có thể thực hiện các bước để sửa chữa nó sau khi nhận trách nhiệm.

 4. Đừng đổ lỗi, đừng chỉ trích

- Hãy thể hiện sự chính trực của bạn trong tình huống này, ngay cả khi đó là lỗi của người khác hoặc ít nhất là một phần nào đó. Việc đổ lỗi là hoàn toàn thừa thãi trong quá trình sửa lỗi!

- Đôi khi lỗi có thể tiềm ẩn từ các bên khác mà đến khi vào khâu của bạn làm thì nó mới bộc lộ vấn đề. Nếu cứ một mực phê bình và đỗ lỗi cho những bên đó thì chính bạn đang đánh mất thời gian quý báu cho việc tìm ra giải pháp để khắc phục lỗi sai. Hãy để dành việc này cuối cùng!

- Hãy tập trung thực hiện vào những điều có thể cải thiện tình hình. Điều này sẽ đưa bạn và cả team vào hướng đến cảm giác tích cực hơn!

5. Xác định nguyên nhân kết quả.

- Chìa khóa để tìm ra cách khắc phục hiệu quả sai lầm cho hiện tại và có giá trị về sau là tìm ra các yếu tố được xem là nguyên nhân dẫn đến sai lầm.

- Nếu bước 3 bạn làm tốt thì có thể bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân với sự góp ý và hỗ trợ của những người xung quanh như cấp trên và đồng nghiệp của mình dù cho bạn là người chịu trách nhiệm chính việc khắc phục!

 6. Ngăn chặn và đề phòng.

- Sau khi lỗi được khắc phục thì làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa? Có những bước nào bạn có thể thực hiện để ngăn chặn, hoặc ít nhất là hạn chế khả năng xảy ra lỗi?

- Tìm cách trả lời câu hỏi này cang chi tiết càng tốt, nếu có thể thì truyền đạt lại với những người xung quanh để đó không chỉ trở thành bài học kinh nghiệm, nâng cao năng lực bản thân mà cũng là giá trị với cả tập thể trong công việc của họ!

 7. Lấy lại tinh thần!

- Tinh thần hết sức quan trọng đối với một người lao động. Trong những năm tháng bắt đầu sự nghiệp là lúc bạn có thể mắc lỗi nhiều nhất, nếu không biết cách lấy lại tinh thần thì rất có thể bạn sẽ lâm vào chán nản và cứ sau mỗi lần mắc lỗi sẽ bào mòn đi đam mê của bạn với công việc!

- Nói thì luôn dễ hơn làm. Trên thực tế, bước này cần có một phần riêng.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com