Tai nạn lao động

Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận c thể ( nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Để đánh giá tình trạng tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động (K): là số tai nạn lao động tính trên 1000 người 1 năm:

K=(n×1000)÷ N

Trong đó:

n: Số tai nạn lao đông tính cho một đơn vị, địa phương, ngành hoặc cho cả nước

N: Tổng số người lao động tương ứng

K: là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người nếu n là số tai nạn lao động chết người.

Bệnh nghề nghiệp

Là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp.

►Cách tính tần suất tai nạn lao động

Với sự phân loại khác nhau nên cũng có nhiều công thức tính tần suất tai nạn lao động khác nhau, phổ biến nhất là dựa trên số giờ làm việc hoặc số người lao động.

1. Tính tần suất tai nạn lao động dựa trên số giờ làm việc thực tế

Tần suất xảy ra tai nạn lao động trên đơn vị giờ sẽ rất nhỏ, để tiện lợi trong thống kê và báo cáo, người ta hay nhân với một hệ số qui đổi, phổ biến là 200.000 giờ (áp dụng cho các công ty có số giờ làm việc thực tế nhỏ, thường là các công ty có dưới 100 lao động) hoặc 1.000.000 giờ (khi số giờ làm việc thực tế lớn, thường ở các công ty có từ 100 lao động trở lên). Riêng ở Mỹ, OSHA thống nhất dùng chung hệ số qui đổi là 200.000 cho tất cả doanh nghiệp.

Tần suất tai nạn lao động (TCIR) = Số vụ TNLĐ x 200.000/Tổng số giờ làm việc thực tế của toàn bộ nhân viên trong 12 tháng.

(Total Case Incident Rate (TCIR) = Number of OSHA Recordable injuries and illnesses X 200,000) / Employee total hours worked)

Ví dụ: Từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2019, Công ty A có

– 01 tai nạn làm mất nhận thức

– 05 tai nạn phải mất ngày công

– 20 tai nạn phải hạn chế thao tác

– 119 tai nạn cần điều trị y tế

– Số giờ lao động thực tế của toàn bộ người lao động trong thời gian 12 tháng (11/2018 – 10/2019) là 250.000 giờ

Dựa trên công thức ta có TCIR = (1+05+20+119)* 200.000/250.000 = 116.

Có nghĩa, trung bình trong 200.000 giờ làm việc, công ty A có thể xảy ra 116 vụ tai nạn

Dựa theo công thức này, chúng ta có thể xác định TCIR cho tất cả các vụ TNLĐ hoặc cũng có thể tính cho một nhóm TNLĐ. Tuy nhiên, cần lưu ý một nguyên tắc, số vụ tai nạn mức độ nhẹ sẽ cao hơn số vụ tai nạn ở mức nặng hơn theo lý thuyết “tháp tai nạn” của Heinrich. Do đó, khi tính toán tần suất, cần phải cộng số vụ tai nạn mức nặng hơn vào để tính tần suất cho tai nạn ở mức nhẹ hơn.

TCIR cho nhóm tai nạn mất nhận thức = 1*200.000/250.000 = 0.8

TCIR cho nhóm tai nạn mất ngày công = (1+5)*200.000/250.000 = 4.8

TCIR cho nhóm hạn chế thao tác = (1+5+20)*200.000/250.000 = 20.8

2. Tần suất tai nạn lao động dựa trên số người lao động

Công thức này dựa trên số tai nạn lao động và tông số người lao động làm việc trong khoảng thời gian tính toán. Hiện tại, không có nhiều nơi sử dụng công thức này

Tần suất TNLĐ = Số vụ TNLĐ * 1000/Tổng số người lao động

Ví dụ: TS TNLĐ = 1 * 1000/100 = 10 có nghĩa là trung bình trong 12 tháng cứ 1000 người lao động làm việc sẽ có 10 tai nạn lao động xảy ra.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com