Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ cháy nổ luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để hạn chế thương vong, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cách thoát nạn khi không may xảy ra sự cố.

1. Hành động:

- Đầu tiên, chúng ta tuyệt đối không nên hoảng loạn khi thấy xảy ra đám cháy vì càng bình tĩnh suy xét, cơ hội sống sót của bạn càng cao. Nếu nhận ra đám cháy hoặc khói đã lan đến chỗ mình, hãy bỏ lại tất cả mọi thứ. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.

- Mu bàn tay rất nhạy cảm với nhiệt, trong khi tay nắm cửa thường bằng kim loại dẫn nhiệt. Vì thế, khi muốn sử dụng cánh cửa, chúng ta phải kiểm tra tay nắm cửa bằng cách: Hua mu bàn tay, nếu cảm thấy nóng, bạn không nên mở cửa vì rất có thể ngọn lửa đang ở ngay bên ngoài. Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất).

2. Khẩn cấp:

-Nếu cháy chưa lan đến hành lang: hãy tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn. Hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra, để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ kẹt trong đó.

Nếu cháy hoặc khói đã lan tới hành lang trước cửa phòng: ta hãy ở yên trong phòng. Khói độc còn nguy hiểm hơn nhiều so với lửa, nên trừ khi phòng đã đầy khói thì hãy ở yên trong đó. Mở tất cả các cửa sổ nếu có thể. Dùng vải tẩm ướt bịt mũi và miệng lại. Chèn vải ướt vào các khe cửa để ngăn khói tràn vào.

Nếu phải băng qua lửa: dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người.

Khi di chuyển trong vùng có nhiều khói: Khói thường có xu hướng bay lơ lửng sát trên trần nhà. Chỉ một lượng nhỏ khói độc cũng có thể giết chết ta. Vì vậy, muốn di chuyển, chúng ta phải đi/trườn bò thấp dưới sàn nhà. Một khi cầu thang bộ cũng bị bao phủ bởi khói, hãy quay lại tìm cửa thoát hiểm khác hoặc chạy về phòng.

Chỉ trèo ra cửa sổ hoặc nhảy ra ngoài nếu an toàn: Nếu bạn ở tầng 1, hãy nhảy ra ngoài ngay. Nếu ở tầng cao, hãy cố gắng ngăn khói vào phòng và đợi cứu hộ. Chỉ nhảy trong trường hợp có sự hỗ trợ phía dưới của đội cứu hộ. Tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm

Gọi người đến ứng cứu: Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí và gọi to, dùng quần áo sáng màu vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết. Hoặc nếu điện thoại còn dùng được thì gọi ngay cho đội cứu hỏa (114) và cấp cứu (115) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

- Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống. Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp ta thoát nạn.

3. Kiểm tra sức khỏe sau khi thoát khỏi đám cháy:

- Kể cả khi thoát khỏi đám cháy, cơ thể bạn cũng có thể bị tổn thương do hít phải khói độc và các triệu chứng có thể nhận ra bằng mắt thường. Hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay khi bạn không bị thương để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không sao.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com