► Các tác nhân gây cháy, nổ
Hỏa hoạn là một vấn đề nghiêm trọng, và phòng ngừa là chìa khóa để phòng tránh. Một phần chính của việc phòng ngừa là biết các rủi ro trong cơ sở sản xuất, công nghiệp và làm thế nào để quản lý chúng đúng cách.
Bụi dễ cháy
Bụi dễ cháy có thể được tìm thấy trong nhiều cơ sở công nghiệp, từ nhà máy chế biến thực phẩm đến nhà máy hóa chất. Nó được OSHA (Occupational Safety and Health Administration, cơ quan Quản lý An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp của Hoa Kỳ) định nghĩa là một vật liệu rắn bao gồm các hạt có thể gây ra nguy cơ cháy hoặc nổ. Bụi, khi kết hợp với oxy và nguồn bắt lửa, có thể dẫn đến hỏa hoạn. Nếu bụi phát tán trong một khu vực kín có khả năng gây nổ rất khó ngăn chặn và có thể dẫn đến các vụ nổ thứ cấp, lớn hơn.
Công việc “nóng”
Là công việc hàn và cắt bằng mỏ hàn. Rủi ro xảy ra do tia lửa điện mà thiết bị làm việc nóng tạo ra và vật liệu nóng chảy có thể lên tới hơn 1.000ºF. Tia lửa và nhiệt kết hợp với bụi dễ bắt lửa, dẫn đến nhiều vụ cháy và nổ công nghiệp.
Sản phẩm dễ cháy
Một cách phổ biến khác để xảy ra hỏa hoạn công nghiệp là do chất lỏng và khí dễ cháy. Những loại hỏa hoạn này thường xảy ra trong các nhà máy hóa chất. Khi các sản phẩm này tiếp xúc với nguồn đánh lửa như phích cắm điện, thiết bị làm việc nóng và phát tia lửa điện, có thể dẫn đến cháy, nổ nguy hiểm.
Thiết bị và máy móc bị lỗi
Một mối đe dọa khác đối với an toàn cháy, nổ mà các cơ sở công nghiệp phải đối mặt là từ các thiết bị và máy móc bị lỗi. Bất kỳ thiết bị nào được sử dụng để làm nóng sản phẩm hoặc thực hiện công việc nóng đều có thể dẫn đến hỏa hoạn công nghiệp, đặc biệt nếu thiết bị không hoạt động bình thường. Lò nung là thủ phạm chính gây ra các vụ cháy, nổ. Khi thiết bị không được lắp đặt hoặc vận hành một cách chính xác, hoặc bảo trì đúng cách, nó sẽ trở thành một nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn cháy, nổ công nghiệp.
Mối nguy hiểm về điện
Các mối nguy hiểm về điện có thể dẫn đến hỏa hoạn công nghiệp bao gồm những thứ như hệ thống dây điện tiếp xúc; dây điện không phù hợp; quá tải ổ cắm và mạch điện; việc sử dụng dây nối dài; phóng điện tĩnh... Bất kỳ yếu tố nào trong số này đều có thể gây ra tia lửa, có thể trở thành nguồn gây cháy.
►Làm thế nào để ngăn chặn cháy, nổ?
1. Tiến hành phân tích mối nguy
Phân tích bụi có thể giúp cải thiện an toàn nhà máy do xác định được nguy cơ bụi dễ cháy, giúp chủ sở hữu và người quản lý an toàn ở cơ sở có thể cải thiện an toàn cháy, nổ công nghiệp của họ. Việc này giúp xác định chính xác những khu vực nào của cơ sở có rủi ro lớn nhất về an toàn do bụi.
2. Huấn luyện nhân viên về an toàn cháy, nổ
Nói chung, đào tạo rất quan trọng đối với sự an toàn của nhân viên, giúp tránh hỏa hoạn công nghiệp. Huấn luyện an toàn phòng cháy, chữa cháy công nghiệp nên bao gồm an toàn chung và an toàn theo công việc cụ thể. Nhân viên nên được giáo dục về nguyên nhân cháy nổ; cách chúng lây lan; xử lý, lưu trữ các vật liệu dễ cháy; làm thế nào để ngăn chặn hỏa hoạn và cách sơ tán nhân viên khi xảy ra cháy, nổ.
3. Thực hành quản lý tốt
Các cơ sở sản xuất bắt buộc phải tuân theo luật pháp; việc không tuân thủ có thể bị phạt nặng. Những hướng dẫn duy trì một cơ sở sạch sẽ, an toàn và vệ sinh bao gồm: Giữ giấy và các hàng hóa dễ cháy khác tránh xa các nguồn điện và nhiệt; giữ các sản phẩm dễ cháy được chứa một cách an toàn; báo cáo sự cố càng sớm càng tốt.
4. Thiết lập Kế hoạch phòng cháy và Quy trình khẩn cấp
Một kế hoạch an toàn cháy nổ công nghiệp cần phải bao gồm tất cả mọi thứ liên quan đến hỏa hoạn; tất cả nhân viên phải được giáo dục về các kế hoạch phòng ngừa khẩn cấp.
Nó nên bao gồm một kế hoạch sơ tán chi tiết; giải thích những gì nhân viên nên làm và nơi họ nên đi trong trường hợp hỏa hoạn công nghiệp. Tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được kế hoạch này và nên được thực hành để nhân viên có thể hiểu rõ hơn những gì họ nên làm trong những tình huống như vậy. Điều quan trọng nữa là phải cập nhật các kế hoạch và thủ tục này.
5. Kiểm tra và bảo trì thiết bị
Thiết bị được bảo dưỡng kém là một nguyên nhân gây ra các vụ cháy, nổ công nghiệp. Do vậy, cần kiểm tra và bảo trì tất cả các thiết bị trong cơ sở sản xuất.
Cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì theo lịch trình để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, hiệu quả. Bất kỳ động cơ hoặc bộ phận chuyển động nào đều phải được bôi trơn để đảm bảo không có ma sát có thể dẫn đến phát lửa và hỏa hoạn.
Việc kiểm tra phải được thực hiện ít nhất hai lần một năm hoặc nhiều hơn. Với các thiết bị được sử dụng thường xuyên - bao gồm tất cả các bộ phận, phải trang bị các vòi phun nước và bình chữa cháy. Mọi sửa chữa cần thiết phải được thực hiện ngay lập tức.
Phòng ngừa cháy, nổ
Mặc dù các vụ cháy và nổ trong các cơ sở sản xuất công nghiệp rất phổ biến, nhưng chúng thường hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, và khi kết hợp, như công việc nóng và bụi dễ cháy, những rủi ro đó trở nên nghiêm trọng hơn. Phòng ngừa hỏa hoạn do đó là công việc quan trọng nhất đối với an toàn cháy nổ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nó giúp ngăn ngừa các sự cố nghiêm trọng và cũng tránh được tiền phạt, hình phạt từ OSHA.
5 bước phòng ngừa cháy, nổ trên ở Mỹ là các biện pháp phòng ngừa phổ biến nhất mà các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Mỹ được khuyến cáo cần thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn của OSHA, giữ cho sản xuất được an toàn.
----------------------------------------
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966
AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH
Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: atld.anbinh@gmail.com