1. Thảo luận quay trở lại làm việc
► Các nhà quản lý cần:
· Chủ trì cuộc thảo luận với người lao động trước khi người lao động quay trở lại làm việc, người lao động thông báo về quá trình hồi phục và yêu cầu nhà quản lý hỗ trợ (qua điện thoại hoặc hội nghị trực tuyến là phù hợp trong thời gian dãn cách).
· Sắp xếp một buổi gặp mặt càng sớm càng tốt ngay sau khi người lao động quay trở lại làm việc (có thể là cuộc họp qua điện thoại hoặc qua video).
· Xem xét công việc và đảm bảo rằng người lao động không bị quá tải.
· Cân nhắc việc tham vấn trung tâm sức khỏe nghề nghiệp, bác sĩ, bộ phận nhân sự, người giám sát hoặc đại diện công đoàn.
Quản lý và người lao động có thể liệt kê các yêu cầu của công việc theo các tiêu chí dưới đây và đưa ra tỷ lệ (phần trăm) cụ thể mỗi ngày tùy theo từng yêu cầu (đặc biệt cho trường hợp nghỉ ốm), và xác định người lao động có nhận thấy các yêu cầu sẽ là một vấn đề khi quay trở lại làm việc:
· Nhận thức – xử lý dữ liệu phức tạp, nhập dữ liệu yêu cầu tập trung cao độ, chuyển đổi nhiệm vụ nhanh chóng, sử dụng đa hệ thống, ra quyết định phức tạp, đưa ra quyết định nhanh và rủi ro cao, quản lý nhiều bên liên quan hoặc các báo cáo.
· Thể chất - cử động lặp lại, tư thế tĩnh, thỉnh thoảng di chuyển các vật dụng nặng hoặc khó khăn.
· Cảm xúc – làm việc với những người lớn, trẻ em dễ bị tổn thương, thân chủ/ những khách hàng bị trầm cảm, những người có xu hướng bạo lực và hung hăng, cần phải linh hoạt và kiên cường về mặt cảm xúc.
2. Kiểm tra y tế trước khi quay trở lại làm việc
- Điều này sẽ phụ thuộc vào vai trò của người lao động trong công việc
· Nếu công việc của người lao động liên quan đến việc nâng các vật nặng hoặc gắng sức thì họ phải kiểm tra tim và phổi trước khi quay trở lại làm việc.
· Các bài kiểm tra khác như kiểm tra thị lực hay đánh giá nhận thức, có thể được yêu cầu khi người lao động làm việc ở vị trí đặc biệt cần an toàn.
· Nếu người lao động có tiền sử bệnh nền và trở nên trầm trọng hơn sau khi nhiễm Covid-19, tất cả những hạn chế trong công việc cần được xem xét lại.
3. Điều chỉnh công việc phù hợp
Có rất nhiều lựa chọn trong việc điều chỉnh công việc, nên được thảo luận giữa người lao động và người quản lý
· Dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe bản thân, người lao động nên đưa ra các gợi ý cho người quản lý.
· Thực hiện lời khuyên từ bác sĩ về bất cứ điều gì người lao động nên và không nên làm. Người lao động nên yêu cầu được khám bác sĩ nghề nghiệp hoặc dịch vụ y tế. Người lao động có thể cảm thấy tội lỗi khi phải nghỉ làm, nhưng điều quan trọng là người lao động không quay trở lại làm việc quá sớm và không làm việc quá sức.
· Thảo luận với người quản lý về những điều chỉnh phù hợp có thể được thực hiện đối với công việc của người lao động.
· Yêu cầu thông tin về chính sách phục hồi cho người lao động. Người lao động cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bất kỳ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn và hỗ trợ tâm lý do người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn cung cấp.
· Thống nhất với người quản lý về kế hoạch trở lại làm việc mà cả hai bên đều cảm thấy thoải mái. Kế hoạch đó cần phải khả thi và nên đặt ra ai cần làm những gì và khi nào. Nó cũng cần phải linh hoạt vì, mặc dù người lao động đã cố gắng, nhưng họ sẽ không biết hết được những việc tốt nhất cho cả người lao động và nhà quản lý.
· Những điều chỉnh phải độc lập, người sử dụng lao động phải tiếp tục thực hiện và duy trì.
· Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả tại nơi làm việc.
· Đây là một phần của quá trình xem xét việc quay trở lại làm việc, người lao động hãy đồng ý với khối lượng công việc vừa đủ, giúp họ vẫn còn năng lượng dành cho gia đình, các hoạt động giao lưu và giải trí.
►► NHỮNG VÍ DỤ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CÔNG VIỆC
- Hoàn thành công việc theo từng giai đoạn
Do thời gian và tác động của các triệu chứng, người lao động có thể cần trở lại làm việc từng bước, còn được gọi là “quay trở lại theo từng giai đoạn'. Quay trở lại làm việc theo từng giai đoạn có thể tiếp tục được điều chỉnh. Sau khi nhiễm Covid-19, mọi người thường cần thời gian quay trở lại công việc theo từng giai đoạn dài hơn so với trung bình bốn tuần.
Những người mắc hội chứng Covid-19 kéo dài thường có xu hướng tái phát nếu họ cố gắng quá sức. Thông thường, những triệu chứng tái phát không phát hiện được sau vài ngày. Vì vậy, người lao động nên được hướng dẫn nhận biết hội chứng Covid-19 kéo dài.
Không có giới hạn đối với các loại điều chỉnh công việc; những điều này được thảo luận giữa người lao động và nhà quản lý, cả hai bên nên linh hoạt trong việc điều chỉnh công việc. Đừng ngại đưa ra đề xuất; tuy nhiên, người quản lý có thể không đáp ứng được mọi yêu cầu của người lao động vì điều này còn phụ thuộc vào công việc.
♦ Những ví dụ khác
Những điều chỉnh công việc phải phù hợp với từng cá nhân bạn và tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe của bạn là gì, chúng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thực hiện công việc và vai trò công việc của người lao động.
· Thay đổi thời gian (bắt đầu, kết thúc và nghỉ giải lao);
· Thay đổi số giờ, ví dụ ngày ngắn hơn, ngày nghỉ xen kẽ giữa các ngày làm việc;
· Thay đổi khối lượng công việc, ví dụ:
- Đặt ít nhiệm vụ hơn bình thường trong một khoảng thời gian
- Cho phép nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc thông thường;
· Thay đổi mô hình làm việc, ví dụ như cần nghỉ giải lao thường xuyên;
· Những thay đổi tạm thời đối với công việc hoặc công việc thay đổi;
· Hỗ trợ, ví dụ:
- Ranh giới giám sát rõ ràng - một người nào đó để hỏi hoặc cùng kiểm tra.
- Một hệ thống 'bạn thân', trong đó hai cá nhân làm việc cùng nhau, có thể giám sát và giúp đỡ lẫn nhau.
- Thời gian nghỉ cho các cuộc hẹn chăm sóc sức khỏe.
- Không làm việc cách ly;
· Các mục tiêu rõ ràng và cơ chế xem xét lại các mục tiêu;
· Làm việc một phần tại nhà;
· Điều chỉnh thiết bị, ví dụ như bộ lọc màn hình ánh sáng xanh, phần mềm kích hoạt bằng giọng nói, ghế văn phòng ecgonomi, thiết bị di chuyển hay nâng cao.
Nếu tình trạng sức khỏe của người lao động đang không ổn định, người lao động nên thông báo với nhà quản lý.
Nếu tình trạng sức khỏe của người lao động được đánh giá là bị khuyết tật, người sử dụng lao động có thể yêu cầu bổ sung pháp lý phù hợp với những điều chỉnh công việc.
►► CÁC DỊCH VỤ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp và bác sĩ bệnh nghề nghiệp cho rằng thời gian bị bệnh có thể dài và quay trở lại làm việc sớm có thể gây tái phát. Họ có thể hỗ trợ bằng các cách sau:
· Thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe cá nhân;
· Đánh giá người lao động với những điều kiện làm việc mới và đánh giá tác động của các triệu chứng đối với thao tác trong công việc;
· Cá nhân hóa việc đánh giá rủi ro đối với công việc/vị trí làm việc;
· Xem xét sự an toàn của người lao động và đồng nghiệp;
· Thực hiện các chương trình giám sát và phục hồi sức khỏe khi điều chỉnh tiêu chuẩn giám sát sức khỏe nếu xuất hiện những rủi ro mới.
Nếu chủ doanh nghiệp là tổ chức lớn, người sử dụng lao động có thể cung cấp:
· Một đường dây tư vấn online;
· Hỗ trợ phục hồi chức năng, ví dụ như vật lý trị liệu và liệu pháp vận động;
· Hỗ trợ chăm sóc trẻ em và phục hồi sức khỏe dài hạn;
4. TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
· Đảm bảo các chính sách chung tốt nhất cho tất cả người lao động;
· Chính sách nghỉ ốm phù hợp;
· Chính sách làm việc linh hoạt;
· Bổ sung chính sách an toàn và sức khỏe vào quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động;
· Duy trì các chính sách khuyết tật và bình đẳng khác.
----------------------------------------
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966
AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH
Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: atld.anbinh@gmail.com