1. Tác dụng của giấc ngủ trưa

Quá trình bài tiết trong cơ thể chia làm hai thời điểm là 2 đến 4 giờ sáng và 13 đến 15 giờ chiều. Vì vậy giấc ngủ trưa và giấc ngủ đêm đều quan trọng đối với cơ thể. Dưới đây là tác dụng của giấc ngủ trưa:

– Ngủ trưa giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi.

– Duy trì thói quen ngủ trưa giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, mất ngủ, đau đầu và các bệnh lý về não.

– Đối với trẻ em, giấc ngủ trưa có tác dụng giải tỏa đầu óc, giúp não bộ của trẻ phát triển tối hơn. Đối với người lớn, ngủ trưa giúp xua tan mệt mỏi và bổ sung năng lượng, lấy lại tinh thần để phục vụ cho công việc buổi chiều.

– Nếu bạn bị mất ngủ hoặc ngủ ít vào buổi đêm thì ngủ trưa có thể giúp bạn bổ sung giấc ngủ vào buổi tối, giảm các triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi do thiếu ngủ.

 2. Nguyên nhân gây mất ngủ buổi trưa

- Mất ngủ buổi trưa do thói quen

- Mất ngủ buổi trưa do tâm lý

- Sinh hoạt thiếu lành mạnh

- Do ảnh hưởng từ không gian ngủ

- Do ảnh hưởng của bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm xoang, đau dạ dày, viêm mũi dị ứng, trầm cảm,…sẽ gây ra các triệu chứng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng khiến người bệnh bị mất ngủ.

 3. Biện pháp để có giấc ngủ trưa ngon

 3.1 Ngủ trưa vào khoảng thời gian thích hợp

- Theo các chuyên gia thời gian thích hợp nhất để ngủ trưa là sau khi ăn bữa trưa. Tuy nhiên , không phải ngay sau khi ăn mà bạn nên nghỉ ngơi 30 phút rồi hãy đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ gây nên các bệnh về tiêu hóa và dạ dày.

- Nếu trước đây bạn không ngủ trưa thì bạn nên tập thói quen ngủ trưa và thức dậy đúng giờ. Điều này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo hơn và ngủ ngon giấc hơn vào buổi đêm. Nếu thói quen được duy trì sẽ tạo thành một đồng hồ sinh học, tạo phản xạ buồn ngủ hàng ngày mỗi khi đến giờ ngủ trưa.

 3.2 Tạo không gian ngủ thoải mái

- Nơi thích hợp nhất để ngủ trưa là nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Bởi vì ánh sáng mặt trời gây kích thích cho đồng tử dẫn đến bạn không muốn ngủ. Ngoài ra bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, điều này sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nếu khó đi vào giấc ngủ bạn hãy thử nghe một bài nhạc nhẹ, chúng sẽ giúp đầu óc bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.

 3.3 Đặt đồng hồ báo thức

- Khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất là 20 – 30 phút. Vì vậy, bạn nên đặt báo thức để tránh ngủ quá nhiều dẫn đến mệt mỏi, đầu óc mơ màng. Ngoài ra, áp lực thời gian ngủ trưa ngắn sẽ khiến bạn lo lắng vì sợ ngủ quên. Điều này cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và ngủ chập chờn. Hãy đặt báo thức để bạn yên tâm đi ngủ và ngủ ngon nhé.

 3.4 Uống cà phê trước khi ngủ trưa

- Cà phê có tác dụng là kích thích não bộ trở nên tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, cà phê chỉ có tác dụng sau khi uống 40 phút, vì vậy bạn nên uống cà phê trước khi đi ngủ trưa. Điều này còn giúp tinh thần và đầu óc bạn tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.

 3.5 Hạ nhiệt độ phòng

- Theo các nhà nghiên cứu, khi ngủ say thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Vì vậy, nếu ngủ ở nơi có nhiệt độ phòng cao thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nóng và dễ bị tỉnh giấc. Tùy vào thói quen và tình trạng cơ thể để bạn điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho hợp lý. Mức nhiệt độ phòng lý tưởng là 18 – 22 độ.

 3.6 Thư giãn đầu óc

Hầu hết những người khó ngủ là do họ gặp các vấn đề trong cuộc sống, lo âu, suy nghĩ nhiều,… Khi đó, tâm lý họ trở nên căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên thả lỏng đầu óc, thư giãn cơ thể và hít thở chậm. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến những niềm vui hoặc nghe một bài nhạc nhẹ trước khi ngủ.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com