Sáng 22-3, Nam công nhân T.V.T được chuyển tới cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng tình trạng dập nát các ngón 2, 3, 4, 5 bàn tay trái, không thể bảo tồn. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt cụt các ngón tay.

►Theo lời kể của nam bệnh nhân, anh là công nhân sản xuất thiết bị điện tử. Dây chuyền của anh có 5 người, đến công đoạn của anh, máy dập đang hoạt động đột nhiên bị lỗi, khi nam công nhân cho tay vào lấy thiết bị sản xuất thì bị máy dập nghiền nát tay.

Theo bệnh nhân T, mặc dù trước khi vào xưởng làm việc đã có hướng dẫn và khuyến cáo về nhiều trường hợp tai nạn lao động do máy dập gây ra, nhưng trường hợp của mình đến quá đột ngột nên bệnh nhân không kịp phản xạ và xử lý.

Được bác sĩ động viên, nam bệnh nhân mong mình sớm bình phục sức khỏe để có thể lao động trở lại giúp đỡ gia đình. "Điều tôi mong muốn là các đơn vị doanh nghiệp tích cực đảm bảo an toàn hơn cho người lao động", nam bệnh nhân cho biết.

=> Những tai nạn thương tâm do máy dập công nghiệp vẫn thường xảy ra, đây lại thêm một lời cảnh báo về an toàn lao động trong sản xuất. Tại Bệnh viện Việt Đức, hầu như ngày nào cũng tiếp nhận các trường hợp đứt rời chi, gãy tay, chân do tai nạn lao động nhập viện.

"Đáng lo ngại là trong những vụ tai nạn nghiêm trọng, nhiều nạn nhân là lao động chính trong gia đình, có người chịu cảnh tàn phế khi tuổi đời còn quá trẻ. Vì vậy các doanh nghiệp cần có các biện pháp phòng tránh, nâng cao quy trình an toàn lao động trong sản xuất, đảm bảo an toàn cho người lao động khi vận hành các thiết bị này", bác sĩ Nguyễn Tiến Ngọc, Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức khuyến cáo.

-----------------------------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com