1. Thực trạng công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN tại Việt Nam
► Việc phòng ngừa TNLĐ, BNN có ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật về TNLĐ, BNN, bởi khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa tốt rủi ro mà NLĐ gặp phải sẽ giảm đi đáng kể, hạn chế tối đa được TNLĐ, BNN và những hậu quả mà nó gây ra cho NLĐ cùng những chủ thể khác. Vì vậy, việc phòng ngừa TNLĐ, BNN là một nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi chủ thể để Nhà nước đảm bảo chức năng quản lý của mình, người sử dụng lao động (NSDLĐ) đảm bảo môi trường làm việc tại cơ sở và giúp xã hội phát triển ổn định, bền vững. Việc phòng ngừa TNLĐ, BNN là một công việc chung cần sự tuân thủ, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các bên trong quan hệ lao động.
2. Hạn chế trong công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN và nguyên nhân
► Thứ nhất, liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ, phòng, chống TNLĐ, BNN, thực hiện Tháng Hành động về ATVSLĐ qua các năm, dù bước đầu đã được hưởng ứng với mục tiêu đưa công tác ATVSLĐ, phòng tránh TNLĐ, BNN trở thành một văn hóa tại nơi làm việc; tuy nhiên, các nội dung hoạt động hưởng ứng các phong trào ATVSLĐ còn chưa rộng rãi, chỉ tập trung nổi bật ở các tỉnh thành lớn, ở các khối doanh khiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu Nhà nước,…
►Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được đẩy mạnh, sát sao và có hiệu quả. Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền ở địa phương trong lĩnh vực lao động chưa thường xuyên, thiếu chương trình, kế hoạch cụ thể, chủ yếu tập trung ở Tháng Hành động về ATVSLĐ, còn lại các cuộc thanh tra chỉ diễn ra ở một vài địa phương, doanh nghiệp trong thời gian còn lại của năm. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của những người làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế,…
► Thứ ba, ý thức NLĐ và NSDLĐ trong công tác phòng chống TNLĐ, BNN còn chưa cao, chưa thực sự coi trọng và quan tâm đến vấn đề này. Ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, NSDLĐ vẫn chưa có nội quy ATVSLĐ hoặc nội quy sơ sài, thiếu chi tiết. Chính vì những thiếu sót này mà những vụ TNLĐ thời gian qua đa phần đều có nguyên nhân từ phía NSDLĐ.
♦ Ví dụ, trong năm 2019, trong khu vực có quan hệ lao động, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chiếm tới 49,99% từ phía NSDLĐ. Trong đó, NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn là nguyên nhân gây ra 24,32% tổng số vụ TNLĐ và 26,27% tổng số người chết; NSDLĐ không huấn luyện ATLĐ hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đầy đủ cho NLĐ là nguyên nhân gây ra 14,41% tổng số vụ TNLĐ và 13,56% tổng số người chết; do tổ chức lao động và ĐKLĐ là nguyên nhân gây ra 7,21% tổng số vụ TNLĐ và 8,47% tổng số người chết; thiết bị không đảm bảo ATLĐ là nguyên nhân gây ra 1,8% tổng số vụ TNLĐ và 1,69% tổng số người chết...
Ngoài ra còn nguyên nhân do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của NLĐ còn chưa cao, không ý thức được đầy đủ về tầm quan trọng của công tác huấn luyện ATVSLĐ, phòng tránh TNLĐ, BNN.
► Thứ tư, việc khám sức khoẻ nói chung và khám chuyên sâu BNN cho NLĐ nói riêng chưa được thực hiện rộng rãi. Theo thống kê, trong năm 2018 có 9.500 cơ sở lao động được thanh, kiểm tra trên toàn quốc, trong đó trên 50% các cơ sở có yếu tố độc hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN. Mặc dù vậy, trên cả nước hiện mới chỉ có 33 phòng khám BNN trên 17 tỉnh/ thành phố, trong khi tỷ lệ các BNN ngày càng tăng.
Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), trong tổng số hơn 2 triệu NLĐ được khám sức khỏe định kỳ năm 2018, số NLĐ đạt sức khoẻ loại I và II chiếm 70%, tỷ lệ sức khoẻ loại III đạt gần 22%, còn lại là sức khỏe loại yếu. Đây là con số đáng báo động về việc vẫn còn rất nhiều NSDLĐ, NLĐ lơ là, chủ quan khi làm việc trong môi trường độc hại, tiềm ẩn nguy cơ cao mắc BNN; đây cũng là một vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm trong thời gian tới trong việc tăng số lượng các cơ sở khám, chữa BNN trên cả nước.
► Thứ năm, hạn chế trong việc ban hành và thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ. Hiện nay, nước ta có 986 tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, tùy theo đặc tính công nghệ sản xuất mà mỗi một doanh nghiệp áp dụng mỗi nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ khác nhau. Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn đã trở nên lỗi thời, lạc hậu; trong khi các quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ được chuyển hóa từ các tiêu chuẩn ATVSLĐ sau khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2016 ban hành.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa TNLĐ, BNN
► Một là, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa TNLĐ, BNN
Cần ban hành, cập nhật, thay thế những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về máy móc, thiết bị, các chỉ số môi trường làm việc đã cũ, lỗi thời trong các ngành, nghề lĩnh vực cụ thể. Cần nghiên cứu và quy định theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ nhằm đảm bảo tính răn đe, tạo áp lực đối với NSDLĐ trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ, nhưng phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Cần bổ sung và điều chỉnh danh mục BNN sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện tại của Việt Nam.
► Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi đua, khen thưởng trong công tác đảm bảo ATVSLĐ
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền có thể thực hiện qua Tháng Hành động về ATVSLĐ hằng năm nhằm làm thay đổi nhận thức về công tác ATVSLĐ. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến cần được thức hiện dưới nhiều hình thức, như băng rôn, biểu ngữ, phát tờ rơi, phổ biến pháp luật qua hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội thông qua những hình thức phù hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nắm bắt, đảm bảo những NLĐ với trình độ học vấn thấp cũng hiểu được quyền, nghĩa vụ cơ bản của bản thân trong lĩnh vực về TNLĐ, BNN.
► Ba là, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ tới đông đảo NLĐ
TNLĐ phần lớn gây ra bởi NLĐ không được huấn luyện về công tác đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc. Để thực hiện tốt công tác này, trước tiên, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí tổ chức huấn luyện, tập trung ở những doanh nghiệp, vùng kinh tế khó khăn, ở những doanh nghiệp có nguy cơ cao tiềm ẩn TNLĐ, BNN.
► Bốn là, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực lao động
Việc thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành lao động và các ngành liên quan, nhất là trong lĩnh vực TNLĐ, BNN như: Y tế, Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra, kiểm tra lao động cũng cần chú trọng nhằm đảm bảo yếu tố chuyên môn, kỹ thuật trong công tác thanh tra, kiểm tra.
----------------------------------------
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966
AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH
Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: atld.anbinh@gmail.com