► Làm việc trên dây chuyền lắp ráp thực hiện trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hại, ví dụ: tiếng ồn, rung động và các hiểm hoạ do máy móc- tất cả đều là những yếu tố gây stress.

► Những điều mà NLĐ hình dung sẽ gây ra nguy cơ thì cũng sẽ tạo ra stress y như rủi ro có thực vậy. Nếu hiểm nguy đã bị loại trừ thì có thể trấn an NLĐ rằng mọi việc đã an toàn. Tuy nhiên, chỉ một nghi ngờ nhỏ cũng làm cho họ cảm thấy bất an.

► Quy mô của stress đối với lao động chân tay, nhất là lao động trên dây chuyền lắp ráp có thể gây ra chi phí rất lớn. Tại Thuỵ Điển, người ta ước tính, các rối loạn cơ-xương-khớp và đau lưng gây mất chi phí còn nhiều hơn chi phí cho quân sự, vào khoảng một nửa các rối loạn dạng này là do stress.

♦ Các biện pháp thực hành loại trừ stress cho công nhân dây chuyền

* Làm việc theo nhóm, tối đa là 10 người để phát huy động lực, hỗ trợ được nhau và tăng năng suất lao động;

* Cách thức lãnh đạo mới: Người lãnh đạo phải được đào tạo, có trách nhiệm và có quyền lực; giá trị thực tế của NLĐ và phụ trách sản xuất phải được cộng vào trong sản phẩm;

* Chia sẻ mục tiêu: dựa trên quan điểm của công ty và các ảnh hưởng cũng như đóng góp của tổ, đội sản xuất trong việc đặt ra mục tiêu của công ty, đặc biệt là xem xét việc thu hẹp khoảng cách giữa ban giám đốc và NLĐ trực tiếp, vấn đề vốn dĩ tồn tại lâu nay đối với sản xuất dây chuyền;

* Tăng cường đối thoại: thông qua việc tổ chức các cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo của công ty với NLĐ (ví dụ: thông qua cuộc họp giữa lãnh đạo phụ trách các tổ, đội lao động) hay thông qua các dịp như hội nghị bàn về mục tiêu mới, các kết quả phân tích hay giới thiệu khách của các công ty ngoài đến tham quan;

* Liên tục cải tiến: Việc cải thiện trên dây chuyền lắp ráp dựa trên kỹ thuật hiện đại hoặc thiết bị mới thường dưới dạng các thay đổi lớn mà không có sự cải thiện nào giữa các đợt thay đổi. Cách thức tổ chức lao động mới dựa trên sự thay đổi cách tổ chức công việc và làm việc nhóm, ưu tiên sự cải tiến liên tục thông qua việc lôi cuốn NLĐ tham gia trong việc phát hiện và giải quyết các khúc mắc trong quá trình làm việc.

----------------------------------------

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966

AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH

Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: atld.anbinh@gmail.com