Việc đầu tư phù hợp vào các quy trình, tập huấn, trang bị bảo hộ và phương tiện an toàn có thể giảm đáng kể khả năng xảy ra tai nạn hoặc tử vong tại công trường xây dựng. Phòng ngừa tai nạn là chìa khóa để củng cố nền văn hóa an toàn có tầm ảnh hưởng, giữ cho người lao động được an toàn và cùng lúc bảo vệ doanh nghiệp. Dưới đây là một số dấu hiệu, qua đó các công ty xây dựng cần xem xét lại văn hóa an toàn tại đơn vị mình:
1. Bạn không kiểm tra công trường làm việc hàng ngày: Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng công trường làm việc hàng ngày là vô cùng quan trọng để bảo đảm người lao động và khách hàng không bị đặt vào tình huống rủi ro. Do luôn được yêu cầu theo hợp đồng với khách hàng, các hoạt động kiểm tra giám sát đóng vai trò quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Hoàn thành một số nhiệm vụ thanh tra an toàn hàng ngày đặc biệt quan trọng bao gồm:
a. Nhận diện nguy cơ để bảo đảm người lao động không phơi nhiễm với các nguy cơ rõ ràng bất kỳ gồm cả nguy cơ về hóa chất và nguy cơ bị mắc kẹt.
b. Thanh tra thiết bị đảm bảo tất cả dụng cụ và thiết bị đào xúc đều hoạt động ổn định, ở đúng vị trí và được vận hành bởi ngưởi lao động có đủ trình độ.
c. Thanh tra quy trình nhằm đảm bảo các nguyên vật liệu và thiết bị được sử dụng phù hợp với quy mô và thiết kế của dự án.
d. Thanh tra tiêu chuẩn nhằm đảm bảo các hạng mục lắp đặt đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và quy định về xây dựng tại địa phương.
e. Vệ sinh và làm sạch thiết bị dùng chung.
f. Báo cáo chi tiết mọi hoạt động thanh tra trong ngày.
2. Người lao động bị ốm và bị thương: Đơn giản tiến hành xem xét dữ liệu an toàn từ một vài tháng trở lại đây có thể cho thấy cần điều chỉnh quyết liệt những quy định an toàn. Không chỉ đối với một tai nạn nghiêm trọng riêng lẻ có thể được chấp nhận, dữ liệu cần cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc cần thay đổi ở đâu và thay đổi cái gì. Nếu người lao động thường xuyên bị thương, cần xem xét lại các nguy cơ, thiết bị và quy trình. Nếu người lao động thường xuyên đối mặt với bệnh tật, đau ốm, cần xem xét lại các chính sách chi trả nghỉ ốm và thực hiện tăng cường cải thiện công tác vệ sinh.
3. Người lao động không trang bị đúng thiết bị: Không có kịch bản nào yêu cầu người lao động cần phải dấn thân vào tình huống nguy hiểm mà không được trang bị đầy đủ phương tiện và thiết bị. Cần trang bị cho người lao động thiết bị dụng cụ phù hợp cho từng công việc, tuân thủ mọi hướng dẫn của OSHA và các quy định của địa phương và của quốc gia. Khuyến nghị cần trang bị cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân mới, phù hợp bảo vệ vùng mặt, mắt và tai.
4. Trường hợp không có các hỗ trợ khẩn cấp phù hợp: Mặc dù đã được trang bị quần áo bảo hộ lao động có độ bền và độ an toàn cao hơn bất kỳ ngành nghề nào, chấn thương và các tình huống khẩn cấp vẫn xảy ra trên công trường xây dựng. Bạn luôn mong muốn được chuẩn bị kỹ càng để đối phó với chấn thương bất kỳ khi thực hiện công việc dưới mọi hình thức. Cần chú ý luôn tuân thủ các hướng dẫn về sơ cứu, đảm bảo luôn có sẵn bộ sơ cứu, bình chữa cháy và nhân viên đã được đào tạo về hồi sức tim hổi (CPR) và sơ cấp cứu.
5. Người lao động sợ phải báo cáo rủi ro: Không còn nghi ngờ gì đây chính là vấn đề lớn nhất khi đề cập đến vấn đề an toàn xây dựng. Văn hóa an toàn nghèo nàn là lý do khiến người lao động có thể cảm thấy xấu hổ hoặc bị miệt thị khi chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn. Và cũng chính người lao động, những người dành hầu hết thời gian làm việc trên công trường, được trang bị tốt nhất để chỉ ra và phát hiện thấy những rủi ro trên công trường. Tạo lập một hệ thống an toàn và bảo mật trong hoạt động báo cáo có thể giúp giải quyết được vấn đề này.
6. Bạn không được tập huấn về đặc thù của công trường: Trong số những chấn thương và sự cố có thể được phòng ngừa thì thỏa thuận an toàn trên công trường là những gì xảy ra do các thành viên – gồm người giám sát, công nhân và nhà thầu – không biết về công trường. Vai trò của công ty xây dựng là tiến hành xem xét kỹ càng guy cơ và phân tích hiện trường trước khi có biện pháp can thiệp. Phát triển một số các quy định và tập huấn đặc thù trên công trường có thể giúp phòng ngừa các nguy cơ trượt chân, té ngã và mắc kẹt có thể xảy ra hàng ngày.
7. Bạn không tiến hành điều tra các vụ sắp xảy ra tai nạn hoặc sự cố: Một vụ việc được coi là “sắp xảy ra” xuất hiện khi vụ việc đó không gây thiệt hại nhưng lại tiềm ẩn dẫn đến chấn thương hoặc tai nạn trong tương lai. Bằng cách tập trung vào sự cố có thể đã xảy ra, bạn có thể phòng ngừa những sự cố nghiêm trọng trong tương lai. Ở các môi trường làm việc chưa trú trọng đến công tác an toàn, thì vụ việc sắp xảy ra và các sự cố sẽ không được báo cáo và người lao động thậm trí không được khuyến khích báo cáo. Lối tư duy này có thể cực kỳ nguy hiểm đối với những người làm việc trên công trường.
8. Bạn không tiến hành thực hiện “Toolbox Talks”: Toolbox talks là những cuộc trao đổi thảo luận theo nhóm bao quát những vấn đề cụ thể về an toàn. Hoạt động này có vẻ rất đơn giản để triển khai thực hiện, và thực sự đem lại hiệu quả hơn bạn tưởng. Trong thực tế, báo cáo từ các chuyên gia xây dựng cho biết toolbox talks là cách hiệu quả nhất trong việc trao đổi các thông điệp về an toàn. Thậm trí, còn được xem là phát huy hiện quả hơn cả các lớp tập huấn. Các buổi thảo luận cho phép người đứng đầu hướng đến những quy tắc về an toàn trong khi vẫn đưa ra được những chủ đề thu hút sự quan tâm của người lao động.
-----------------------------------------------------------
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0918.573.966
AN TOÀN LAO ĐỘNG AN BÌNH
Địa chỉ: Nhà số P11 – A21, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: atld.anbinh@gmail.com